HƯƠNG LỤC CHI ĐÔNG QUYỂN II - LỜI TỰA

LỜI TỰA
Cũng có
người hỏi tôi làm gì phải viết quyển này ? Ý tôi thấy: Lấy lời nói mà ghi lại
sách, ngụ ý chưa đủ.
Trước
sách thượng thư có ghi những việc của vua Nghiêu vua Thuấn, mà lưu tên ngàn đời.
Chỉ riêng sách ngũ thư lấy vâng ý của trên mà trao cho ý dưới, cho nên phải viết
quyển II (giữa) để thấy cái thiên ở trên là gốc. Tìm trên dưới mà dùng vậy.
Sách ngũ
thư cũng dùng ý ấy, đọc những thiên ấy biết được những văn chương, sự nghiệp,
mà lấy trong đó vô cùng đủ ý sâu xa vậy thay. Từ trước về sau, mỗi khoa, mỗi vị
đỗ đạt ghi chép họ tên, kỳ tế xuân, thu các vị tiên hiền nhất nhất đều rõ ràng
muôn đời văn tự lưu truyền không sai sót vậy
Nguyễn Án
TRẢI QUA
CÁC ĐỜI KHOA TRƯỜNG
Nhất Ban
Văn
Nguyễn
Đình Mỹ - Hiệu Triều Phủ.
Trước sau 5 lần đi xứ nhà Minh tiến sỹ
khoa nhâm tuất niên hiệu Đại Bảo. Lê Thái Tông bổ làm khởi cư xá nhân. Lê Thánh
Tông bổ làm binh bộ thượng thư. bàn việc trái ý giáng xuống làm tả thị lang.
Ngô Kính
Thần - Hiệu Bỉnh Đạo
Đỗ đệ nhị giáp tiến sỹ xuất thân khoa
quý sửu (1493) niên hiệu Hồng Đức thứ 24. Lê Thánh Tông bổ làm chánh thừa sứ. Sự
tích rõ ở quyển I.
Nhất Ban Võ:
Nguyễn Tướng Công húy cạnh - tự Trung
Liệt
Quan võ đời
Lê Thế Tông (1572-1599) niên hiệu Gia Khánh Quang Hưng, làm chức đô chỉ huy sứ,
sự tích ghi rõ ở quyển I
Khoa Thi
Hương: Nhất Trung Trường - Ngô Công Tự Đôn Phác
Đỗ cử nhân - học sinh trường Quốc Tử
Giám - trải tiếp Mậu Lâm-Tả-Lang-Tri-Phủ
Khoa Thi
Hương (1485) Nguyễn Tuẫn Lễ hiệu Nghiêm Trung
Đỗ tú tài năm (1485) là tổ xa ông Nguyễn
Án
Khoa Thi Hương Nguyễn Tán Hãn Đỗ tú
tài Khoa Thi Hương (1708)
Lê Nguyễn
Bạt đỗ tú tài năm mậu tý Lê Dụ Tông niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 4. 21 tuổi với bài
phú chọn người hiền để làm quan, ông là chú 2 ông Ngô Phấn và Lê Huy Khuê ông
ngoại ông Nguyễn Án sinh 1687-1754
Khoa Thi
Hương (1711) Nguyễn Công Tiên đỗ tú tài năm tân mão triều Lê Dụ Tông niên hiệu
Vĩnh Thịnh thứ 7, 24 tuổi với bài phú làm quan phải biết chức phận vì dân. Sau
thụy hiệu Huyền Linh thọ 50 tuổi
Khoa Thi Hương (1717) Đỗ Hữu Kính Đỗ tú tài
năm Đinh Dậu Lê Dụ Tông niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 13. 29 tuổi với bài phú xa gần
phải có quy chế. Sau thụy hiệu Huyền Lịch thọ 61 tuổi
Khoa Thi Hương (1723) Ngô
Phấn Đỗ tú tài năm Quý Mão Lê Dụ Tông niên hiệu Bảo Thái thứ tự 19 tuổi với bài
phú Tống Thái Tổ gặp may ở Trì Thành Miếu. Sau thụy hiệu Thuần Đạt thọ 42 tuổi
là con trưởng cụ Lê Nguyễn Bạt anh ruột Lê Huy Khuê Khoa Thi Hương (1729) Lê
Nguyễn Trạc Đỗ tú tài năm Ất Dậu Lê Dụ Tông niên hiệu Bảo Thái thứ 10. 21 tuổi
với bài phú Tri Hoằng Văn Quán sau đổi tên là Lê Huy Khuê con thứ cụ Lê Nguyễn
Bạt (con ông Ngô Phấn)
Còn nữa...
Bản điện tử bởi Nguyễn Văn Sơn - Tổ 4. Sao chép từ Chi Đông Hương Lục (Bản dịch từ cuốn chữ Hán 1781)
Comments
Post a comment